Bạn Biết Gì Về Nhum Biển?

Nhum Biển còn được gọi là Nhím Biển hoặc Cầu Gai, tên khoa học là Echinoidea, tên gọi chung của lớp động vật đa gai, sinh sống ở đại dương.

Vỏ của cầu gai có hình cầu và có nhiều gai, do đó mà có tên gọi cầu gai. Chúng có đường kính từ 3–10 cm, có thể đạt đường kính từ 8 đến 10 cm, dày khoảng 3 đến 4 phân. Gai nhọn mọc khắp vỏ bên ngoài, nếu bị đâm thì vùng da bị đâm sẽ nhức, tuy nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với tổng thể khối vỏ của chúng. Các thớ thịt được cấu tạo thành hình sao từ 5 đến 8 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ gần như rỗng

Khi còn nhỏ, con nhum nhìn giống trái chôm chôm, có màu đen thẫm, khi phát triển thành con trưởng thành thì có hình cầu dẹt, đường kính mình cầu gai trưởng thành khoảng 3 – 4 cm, xum quanh thân có gai nhọn bảo vệ.

Đánh bắt Nhum Biển có khó khăn không?

Thời gian để người dân nơi đây khai thác nhum thường bắt đầu từ tiết Xuân phân đến tiết lập Thu. Người bắt nhum lặn dọc theo các ghềnh đá, khi thấy con nhum, họ sử dụng chiếc móc sắt giật nhẹ chúng về phía mình, rồi nhặt bỏ vào bao. Khi bắt nhum, người dân không nên khua động mạnh nguồn nước, nếu khua nước mạnh thì nhum sẽ bắn gai vào tay người rồi bám chặt vào vách đá rất khó gỡ.

Nhum biển được mọi người ví là nhân sâm của biển vì nhum biển có rất nhiều công dụng như giúp bổ thận, làm tăng cường sinh lực cho phái mạnh, không những thế nó còn là món ăn ngon có tác dụng tăng cường canxi cho cơ thể.

 

Khi đã bắt được những con nhum tươi sống về, người ta làm sạch rong rêu bám quanh bên ngoài con nhum, rồi nạo thịt nhum ra khỏi vỏ. Khi bổ ra thấy có nhiều múi màu mỡ gà rất đẹp đó là thịt nhum, thường có khoảng 5-7 múi thịt nhum trong mỗi con.

Nhum Biển được làm rất nhiều món ngon như: cháo nhum, nhum sống, nhum nướng mỡ hành… Mỗi món có một sự cuốn hút riêng biệt, một khi đã thưởng thức thì khó có thể quên được món nhum đầy bổ dưỡng này.

Để làm ra được nhum thành phẩm rất vất vả, đòi hỏi người làm phải cẩn thận và khéo léo để tránh gai của Nhum đâm vào tay gây sưng mủ. Thịt Nhum là một món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng,… Một Năm nhum chỉ có một mùa và cũng chỉ kéo dài khoảng vài tháng. Đây là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.

Ghét là vì khi lặn xuống biển, nếu không chú ý dễ bị “dính” gai. Con nhum khi đâm vào người thường bỏ lại một đoạn gai. Bị gai nhum đâm phải có cảm giác tê buốt. Tuy nhiên, đánh bắt có kinh nghiệm khi bị gai nhum đâm thường có một cách hóa giải rất đặc biệt là… “tè” vào chỗ vết thương.

Trong khắp quần đảo, lặn xuống ghềnh đá nào cũng có thể bắt được nhum. Sản vật này được nhiều nhà hàng ở xứ đảo chào mua, nhưng ít người dân nào xem đây là thu nhập chính vì chẳng nơi nào chịu mua nhiều bởi ngại mớ cầu gai này trong hồ.

Chế biến cầu gai-con nhum-nhím biển, có lẽ công đoạn vất vả nhất là cắt hết số gai tua tủa bao quanh. Nhum sau khi được “dọn” hết gai chỉ còn lại quả cầu tròn sần sùi to cỡ quả banh tennis. Dùng dao chẻ đôi, bỏ hết bộ lòng choáng gần hết bên trong sẽ thấy lớp thịt màu vàng đục bám dọc bên thành “quả cầu”, đó là phần quý của con nhum.

Cách ăn nhum phổ biến nhất: là cắt đôi con nhum, nướng quanh lửa hồng. Trên bếp hồng, nhum nướng nhanh chóng tỏa mùi. Chỉ cần nướng sơ, dùng muỗng nạo phần thịt chấm muối tiêu chanh… là sẽ thưởng thức được thịt nhum thơm, béo.

Những người thích gọn lẹ hơn thì cứ chanh, mù tạc cho vào nửa “quả cầu”. Món nhum tái chanh, mù tạc càng thích hợp nếu trên bàn tiệc có ít “sinh tố lúa mạch”

Cho rằng món nhum là “món ăn của đàn ông” vì rất bổ dưỡng. Có người còn cụ thể hơn khi so sánh ăn một con nhum là có thể đủ năng lượng cho một lần… “yêu” cực chất.